Trải lòng của phụ huynh khi con học lớp 3 là ba lần đóng tiền mua tivi mới

Tôi không hiểu chiếc tivi cũ đã đi đâu mất mà cứ mỗi đầu năm học mới là hội phụ huynh lại vận động tiền mua một chiếc tivi mới.

 i không hiểu chiếc tivi cũ đã đi đâu mất mà cứ mỗi đầu năm học mới là hội phụ huynh lại vận động tiền mua một chiếc tivi mới.Con tôi năm nay vào lớp ba ở một trường tiểu học tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Vừa họp hội phụ huynh (HPH) học sinh đầu năm, chúng tôi đã được Hội trưởng HPH đưa ra mức đóng quỹ của lớp là 500.000 đồng, ngoài ra vận động thêm tiền mua sắm tivi cho các em học, đây là khoản vận động tự nguyện.

Nguồn Ảnh thanhnien


Sẽ không có gì đáng nói nếu phụ huynh chỉ phải góp tiền một lần để hùn tiền mua tivi cho các con học để không khí học được sinh động, trực quan hơn. Tuy nhiên, việc vận động mua tivi mới đã được lặp lại vào mỗi đầu năm học, đây là năm thứ ba con tôi đi học và cũng là lần thứ ba tôi nghe Ban đại diện HPH lớp vận động mua tivi mới.

Khi con tôi bước vào lớp một, giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện HPH nói về vấn đề mua tivi mới để hỗ trợ cho việc học của các con, và lớp nào cũng mua như vậy. Tôi nghĩ việc này cũng thỏa đáng và mọi người cũng vui vẻ khuyên góp, cô còn vận động phụ huynh trang bị tủ sách nhỏ ở cuối lớp để đến giờ ra chơi thì các bé có thể lấy sách, truyện trong tủ để đọc.

Khi con lên tới lớp hai, do dịch Covid-19 kéo dài nên các bé chủ yếu học trực tuyến tại nhà, phụ huynh cũng không có cơ hội được gặp cô. Qua Tết, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các bé bắt đầu tới trường, đây là lúc hội PHHS bắt đầu thu 300.000 đồng tiền quỹ lớp và vận động tiền mua tivi mới trang bị cho các bé học.

Do vẫn còn dịch, phụ huynh chủ yếu nhắn tin trong nhóm Zalo của chi hội trưởng lập, mọi người đều đặt câu hỏi tại sao không dùng tivi của năm lớp một mới mua mà phải mua tivi mới, thì hội trưởng có trả lời là thường các bé lớp một sẽ được chia đều ra bốn lớp học khác nhau, nên không dùng lại tivi cũ. Trong lớp cũng có nhiều mạnh thường quân nên việc góp tiền mua tivi cũng thuận lợi.

Đến cuối năm học lớp hai, nhà trường tổ chức họp Hội PHHS. Đây là lần đầu chúng tôi được gặp cô giáo chủ nhiệm của con, vào lớp lớp, tôi ngạc nhiên khi trong lớp có treo đến hai cái tivi, một cái trông khá mới và một cái đã bám bụi.

Trong lúc họp, cô giáo chủ nhiệm có giải thích vì sao trong lớp có treo tận hai cái tivi là do một cái tivi mới của Hội PH lớp góp tiền mua, còn một cái cũ là của cô chủ nhiệm năm ngoái dạy ở lớp này. Nhưng do dịch bệnh kéo dài hết học kỳ một nên cô giáo đó chưa tháo ra đem về. Đây là nguyên văn lời cô chủ nhiệm lớp hai của con tôi nói.

Đến bây giờ, bé nhà tôi vào lớp ba, hiện nay trong nhóm PHHS của lớp vẫn đang vận động tiền mua tivi. Điều này làm chúng tôi rất bức xúc, không lẽ con đi học 5 năm cấp một thì năm nào cũng phải nghe giáo viên và Hội PH vận động mua tivi mới?

Tôi có dò hỏi các chị làm chung cơ quan nơi tôi làm việc thì được các chị nói bên hội lớp con các chị cũng có vận động mua tivi, nhưng chỉ mua một lần khi bé vào học lớp sáu, năm nay bé học lớp tám rồi nhưng vẫn xài tivi do lớp năm ngoái để lại.

Tôi cũng có hỏi một số phụ huynh có con e học các trường tiểu học khác thì được phụ huynh trả lời là có đóng tiền mua tivi đúng một lần khi con bắt đầu vào lớp một. Việc này cũng do bên nhà trường vận động xuống, các lớp được trang bị tivi như nhau, nên chỉ góp một lần, năm sau con có lên lớp hai thì lớp đó cũng đã có sẵn tivi rồi, chỉ việc dùng thôi.

Đồng ý là việc mua tivi phục vụ việc học cho các con cũng là một điều cần thiết. Nhưng việc mỗi năm đều phải mua tivi mới để sử dụng là một việc rất lãng phí, trong khi dịch bệnh vừa qua, ai cũng khó khăn, đóng góp mua tivi cũng là tự nguyện nhưng gây phản cảm và bức xúc cho phụ huynh.

Tivi treo trên cao, chỉ mỗi cô giáo là có đồ bấm để bấm mở. Tivi ở nhà tụi nhỏ nghịch lung tung còn xài đến 5-7 năm mới hư. Trong khi tivi ở lớp thì năm nào cũng mua.

Đọc bài gốc tại đây.

Share on Google Plus

About Tâm sự đêm buồn

Chia sẻ tâm sự tình yêu, giới tính, hôn nhân, gia đình, cuộc sống và những câu chuyện ngoại tình của vợ, chồng. Cùng lắng nghe và chia sẻ tâm sự buồn, tâm sự thầm kín, tâm sự đêm khuya, tâm sự eva.
Email: tamsudembuon@gmail.com
    Facebook Comment